MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH MIỄN PHÍ VÀ NHẬN TƯ VẤN ĐẦU TƯ :
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS: Earning Per Share) và tỷ số giá thu nhập
Hai chỉ số mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đánh giá một cổ phiếu trên thị trường đó là chỉ số EPS và P/E. Mỗi chỉ số có một ý nghĩa khác nhau mà từ đó cho nhà đầu tư biết được tình trạng cổ phiếu đó như thế nào để có một chiến lược đầu tư cho thích hợp.
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS: Earning Per Share) và tỷ số giá thu nhập
Hệ số giá và thu nhập cổ phiếu (P/E: Price on Earning per share) hiện nay là chỉ số được rất nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam sử dụng để đánh giá chứng khoán. Công thức tính giá như sau:
P0 = EPS x P/E
Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường. Nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Công thức tính là:
EPS = (Lợi nhuận ròng - Tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường
Trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền.
Trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS được tính lại, gọi là EPS giảm bớt, bởi số trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào bất kỳ lúc nào. Kết quả là số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.
EPS giảm bớt = Lợi nhuận ròng (không phải trả lãi TP chuyển đổi)/(Tổng trái phiếu chuyển đổi/Giá chuyển đổi)
Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.
EPS thay đổi tuỳ theo phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá được lấy từ thông tin công ty. Do đó, dù là EPS lấy từ công ty hay chuyên gia cũng chỉ là con số ước tính.
Do vậy, chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Và EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm theo.
Ví dụ: Tại ngày 13/8/2019 DXG chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm tuy nhiên số lượng cổ phiếu chưa lưu hành kéo theo việc tính giá PE có phần sai lệch. Theo đó NĐT nên tính lại chỉ số PE theo số mới để đưa mức dự báo phù hợp hơn.
PE tính lại có tính thêm 164.416.029 cổ phần phát hành thêm và cổ tức
Lúc này EPS của doanh nghiệp tính lại : 2,532đ/cp và PE mới là 5.4 lần
Theo đó thì dự phóng giá mục tiêu cho DXG cũng thay đổi nếu dùng theo PP trên
Còn hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu, được tính như sau:
P/E = Thị giá/EPS
Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu. Và bằng cách nghịch đảo của tỷ số P/E (lấy 1 chia cho P/E), nhà đầu tư có thể xác định được tỷ suất lợi nhuận tương đối trên khoản đầu tư của họ.
Thông thường, P/E từ 5-15 là bình thường, nếu P/E lớn hơn 20 có nghĩa là:
- Nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai.
- Cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư tho mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp.
- Nhà đầu tư dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Nhiều ý kiến cho rằng cổ phiếu đó đang được định giá quá cao và giá cổ phiếu sẽ sớm giảm đến một giá trị tương đối hợp lý. Tuy nhiên, điều khó có thể phủ nhận là P/E cao thường ám chỉ một mức rủi ro lớn và rủi ro lớn hàm ý một cơ hội thu lợi nhuận lớn hơn. Những cổ phiếu này thường nhạy cảm với tin tức xấu, còn những cổ phiếu có P/E thấp thì không.
Khi tính được tỷ số P/E, nên so sánh với 4 chuẩn mực sau:
- Tỷ số tăng trưởng trong quá khứ (kiểm tra qua nhiều năm để có thể biết được mức bình thường của P/E).
- Mức tăng trưởng dự kiến trong tương lai của công ty.
- Cổ phiếu của các công ty khác trong cùng ngành kinh doanh.
- Toàn bộ thị trường, phản ảnh bởi chỉ số.
Lưu ý rằng P/E sẽ trở lên vô ích nếu nó không phản ánh khuynh hướng của lạm phát. Nếu mức lạm phát là 8% một năm và tỷ số P/E là 12 thì tỷ số P/E thực sẽ gần với 20. Tỷ số P/E thực này cho ta biết sự mong đợi của các nhà đầu tư có thực tế hay không. Nếu tỷ số P/E thực thấp thì hầu như giá các cổ phiếu luôn tăng lên. Nếu chúng quá cao, giá các cổ phiếu luôn hạ xuống.
Và chỉ số P/E cũng chỉ thực sự có ý nghĩa trong việc xác định giá cổ phiếu khi thị trường chứngkhoán đã phát triển tương đối với nhiều công ty cùng ngành nghề, cùng quy mô được niêm yết. Khi đó, chỉ cần nhân hệ số P/E với lợi nhuận mỗi cổ phiếu là có thể xác định một cách tương đối giá trị của cổ phiếu (P0 = P/E x EPS). Đây là cách xác định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản nhất.
Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong hai cách sau:
- Lấy P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc P/E của một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự nhân với EPS của công ty cần định giá.
- Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, P/E được tính theo công thức sau:
P/E = [(1-b) x (1 + g)]/(r - g)
Trong đó, b là tỷ lệ thu nhập giữ lại, bằng [1-(Cổ tức/EPS)]. g là tốc độ tăng trưởng cổ tức, g = b. ROE ROE ( tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần)= EPS/ giá trị sổ sách CP r = cổ tức năm sau/P0 + g
Giá cổ phiếu của công ty đó sẽ được xác định bằng cách nhân hệ số P/E này với EPS của công ty.
Mặc dù vậy, P/E không phải là con số kỳ diệu. Tỷ số này được dùng để có được một thước đo tương đối về giá cổ phiếu mà thôi. Không nên hiểu nó một cách biệt lập, mà nên so sánh nó với P/E bình quân của ngành.
P/E của các loại công ty trong các ngành nghề khác nhau thì khác nhau. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến những công ty có chỉ số P/E cao vì họ nghĩ rằng công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai. . Tuy nhiên cũng có trường hợp P/E cao không phải do giá thị trường của cổ phần hiện tại cao mà do EPS đang ở mức thấp (thường gặp ở các công ty mới tăng trưởng) .
Các công ty lâu đời hay những công ty đã phát triển đến mức tột bật thường P/E rất thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và đẩy giá lên nữa. Do đó P/E sẽ thấp. Cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty. Tuy nhiên, vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm không phải P/E hiện tại mà P/E tương lai tức là tiên đoán lợi nhuận kì tới của công ty (EPS1) và do đó P1 = EPS1 x P/E. Nhưng việc dự đoán lợi nhuận của năm tới không thể hoàn toàn chính xác được.
Nói tóm lại, hệ số EPS và P/E chỉ cho ta hình ảnh về công ty, chưa phải là hệ số đáng tin cậy để đánh giá chứng khoán bởi những lý do sau:
Thứ nhất, ta chưa có cơ sở nào để nói P/E bây giờ là cao cả vì Việt Nam chưa có đủ các công ty cùng ngành nghề và cùng quy mô trên thị trường nên ta không thể lấy cơ sở nào mà so sánh. Ví dụ ta không thể so sánh FPT với HAP được.
Thứ hai, luật CKVN chưa bắt buộc các cty phải công bố cụ thể các thông tin. Do đó các nhà đầu tư không thể dự kiến được lợi nhuận sắp đến chắc chắn được.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là làm sao để đánh giá chứng khoán? Ta phải dùng dòng tiền
Dòng tiền (CF: Cash flow) cho ta dòng tiền hiện tại và của tương lai, còn dòng tiền chiết khấu (DCF: Discounted Cash Flow) sẽ đưa CF của tương lai về hiện tại mà có đưa cả yếu tố rủi ro và lạm phát vào. Còn chỉ số EPS, P/E nên xem xét để đánh giá xu hướng và khả năng tăng trưởng của công ty.
Nguồn tham khảo: clevercfo.edu.vn
MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH MIỄN PHÍ VÀ NHẬN TƯ VẤN ĐẦU TƯ :
NGUYỄN VĂN KHÁNH _Trưởng phòng môi giới
Điện thoại liên hệ ( Zalo/Viber): 0917 85 53 53
Tham gia Group tư vấn free ( Tại đây!) ( Link hiệu lực 9/9/2019)